Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Mindmap – Làm việc với Bản đồ tư duy

Mind map nghe tên rất hay phải không?
Mind-map là gì? Hiểu thông thường là bản đồ tư duy, nhưng bản đồ tư duy ở đây là gì?
Mind-map là một phương pháp tư duy, một cách để ghi nhớ lại thông tin mà mình thu thập trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, học tập, hay tạo lập cho một kế hoạch làm việc…
Use Mind Map
Use Mind Map

Có thể nói, đây là một phương pháp tiếp cận tiên tiến cho việc ghi chép. Bằng Mind-map thì các vấn đề được chỉ ra dưới dạng tường minh hơn. Vấn đề được đưa ra dưới một dạng kiến trúc trực quan. Và trong đó các đối tượng được liên kết bằng các mối liên hệ rõ ràng (đường kẻ).
Vậy Mind-map có thể giúp ta làm gì? Rất nhiều :-)
  • Đơn giản thì có thể giúp ta ghi lại thông tin thu tập được.
  • Đưa ra các hướng phát triển cho một vấn đề
  • Tạo lập kế hoạch làm việc
  • Các hướng giải quyết vấn đề
  • …. Tất cả mọi thứ chúng ta tìm hiểu….
Sử dụng Mindmap
Sử dụng Mindmap

Phương pháp tìm hiểu này bắt nguồn từ tác giả Tony Buza vào cuối thập niên 60 của thế kỷ 20. http://www.mind-map.com/.
Với mục đính giúp học sinh ghi chú lại bài giảng một cách có phương pháp hơn. Chỉ ghi lại những gì then chốt của bài giảng.
Và sau đó, ở thập niên 70, Peter Russel cùng với Tony truyền bá phương pháp Mind-map rộng ra bên ngoài. http://www.peterussell.com/pete.html
Đây là một phương pháp tiến bộ, nhiều công ty hàng đầu thế giới và các tạp chí đánh giá rất cao về phương pháp này. Tạp chí Forbes từng bình luận: “Buzan chỉ ra cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cách thức giải phóng năng lực sáng tạo bản thân”.
Làm sao chúng ta có thể sử dụng Mind-map. Bạn có thể sử dụng các tools có trên Internet như : Freemind, MindManager, ConceptDraw MINDMAP, Visual Mind, Axon Idea Processor, Inspiration,…. hay đơn giản sử dụng bút và giấy để vẽ ra… :-)
Và bạn cũng nên tiếp cận mind map với phương pháp tiếp cận bằng cách đặt ra những câu hỏi để giải quyết vấn đề.
Hướng tiếp cận 1 vấn đề   5W +  1H
Hướng tiếp cận 1 vấn đề 5W + 1H

Hy vọng các bạn sẽ áp dụng phương pháp này trong học tập và nghiên cứu của các bạn một cách có hiệu quả… :-)
—————————————————————–
bloghnb

Nhạc Baroque – giúp thông minh hơn

Nghe nhạc tăng cường trí thông mình…. :-)
Nghe có vẻ hấp dẫn quá phải không ? Thể loại nhạc Baroque này tôi nghe nói tới cũng khá lâu, nhưng nhạc Baroque giúp tăng cường trí thông mình thì giờ tôi mới nghe tới. Và tìm hiểu xem nó là như thế nào.
Baroque music
Baroque music
Cũng tìm kiếm thông tin ở vài trang web khác nhau, và nghe thử một vài bài… thì nhận xét chung về thể loại nhạc này thì giai điệu có vẻ khá nhẹ nhàng… theo từng nhịp…
Cách chơi nhạc trong thể loại này theo cảm nhận của tôi thì chơi theo nhịp, từng điều… có lẽ chính điều này ảnh hưởng tới não của chúng ta….
Nhạc Baroque - giúp thông minh hơn
Nhạc Baroque - giúp thông minh hơn
Theo nhiều thông tin trên web thì thể loại nhạc này được đông đảo các tập đoàn lớn phát cho nhân viên nghe trong quá trình làm việc, nghiên cứu như tập đoàn IBM, Shell chẳng hạn … và nhiều trường đại học….
Thế thể loại nhạc này có ảnh hưởng như thế nào.?. Khi chúng ta lắng nghe theo nhịp điệu đều đặn của thể loại nhạc này, 60 nhịp một phút, nhịp tim, huyết áp và sóng não đều thư giãn theo điệu nhạc. Nhịp tim chậm lại, huyết áp giảm đi, sóng não beta giảm 6% trong khi sóng não alpha (thích hợp cho học tập và trí nhớ) tăng 6%. Âm nhạc giúp bạn đi vào trạng thái thư giãn nhưng tỉnh táo (relaxed alertness) – trạng thái tối ưu cho học tập và làm việc.
Nghe những thể loại nhạc thích hợp sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích khác nhau. Sau đây là một số tác dụng tích cực mà âm nhạc đem đến và đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh:
- tăng trí nhớ
- tăng sự tập trung
- giúp bạn sáng tạo hơn
- giảm stress
- tăng chỉ số thông minh IQ
- giúp cơ thể mau hồi phục
- giúp học sinh giỏi ghi điểm cao hơn trong các kỳ thi
- kích thích cả hai bán cầu não (não trái và não phải) khi học tập
… Tôi thì cũng chỉ nghe một số bài, hầu như nếu người nào chưa quen nghe nhạc này đều nói rằng nhạc này thật khó nghe… :-) Các bạn thử xem.
Có khá nhiều nhà soạn nhạc nỗi tiếng trong thể loại nhạc này.. đã để lại những giai điệu bất hủ với tên tuổi của tác giả. Xin giới thiệu một vài tác phẩm và tác giả
1. J.S. BACH
J.S. BACH
J.S. BACH
- Suite 3 (Air on a G String)
- Concerto for Oboe in D Minor op-9
- Concerto in D Minor for 2 violins
- Fantasy in G Major, Fantasy in C Minor and Trio in D Minor, Canonic Variations and Toccata
- Prelude in G Major
2. VIVALDI
VIVALDI
VIVALDI
- Four Seasons, Spring, Largo
- Concerto in C Major for Piccolo
- Flute Concerto no. 3 in D Major
- Five Concertos for Flute and Chamber Oschestra
3. PACHELBEL
PACHELBEL
PACHELBEL
- Canon in D Major (Ca khúc này mình nghe cảm thấy khá hay.. :-) )
- Canon from Canon and Gigue

4. MOZART – Một nhà soạn nhạc nổi tiếng mọi thời đại
MOZART
MOZART
- Concerto no. 21 in C Major, K.467
- Clarinet Concerto in A Major
- Concerto for Violin and Orchestra
- Concerto no. 7 in D Major
- Symphony in D Major (Haffner)
- Symphony in D Major (Prague)
- Concerto for Violin and Orchestra in A Major no.5
- Symphony in A Major no. 29
- Symphony in G Minor no. 40

5. BEETHOVEN
BEETHOVEN
BEETHOVEN
- Piano Concerto no. 5 in E-flat
- Symphony no. 6 (Pastorale)
- Concerto for Violin and Orchestra in D Major, op. 61
- Concerto no. 5 in E-flat Major for Piano and Oschestra, op. 73 (Emperor)
- Concerto no. 5 in E-flat Major for Piano and Orchestra no.5 in B-flat Major

6. SCHUBERT
- Octet in F Major, D. 803
7. TCHAIKOVSKY
- Concerto no. 1 in B-flat Minor for Piano and Orchestra

Các bạn quan tâm tới nhạc này, có thể download hơn 200 bản nhạc Baroque theo link ở đây:
http://www.mediafire.com/?3dd0olonodsol
Chúc các bạn vui !

——————————————————————–

Theo website: mspil.net.vn
bloghnb